Không có vấn đề lớn, chỉ có con người chưa đủ tầm. Làm thế nào để giải quyết một vấn đề quá lớn so với nguồn lực hiện tại của bạn? Hãy nghĩ xem, nếu ta có thể giải quyết vấn đề lớn chỉ bằng nguồn lực ít ỏi ở hiện tại, điều này bổ sung rất nhiều nguồn lực cho hiện tại của bạn. Từ đó giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp, và tự do hơn trong cuộc sống của mình. Sau đây là 7 bước để tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách đơn giản. Tôi sẽ lấy một ví dụ minh họa trên vấn đề mà tôi đang giải quyết để bạn dễ hình dung. Bước 1: Xác định vấn đề. Xác định vấn đề đơn giản là hiểu rõ điều mình mong muốn, và các trở ngại gặp phải trong quá trình đạt đến kết quả như bức tranh cuối cùng. Lưu ý số 1 là mục tiêu của bạn phải có thời gian, và số liệu cụ thể. Ví dụ: Tôi có một mục tiêu gần đây là: Làm sao để tổ chức chương trình đào tạo tiếp theo với tối thiểu 15 học viên? Mỗi người đóng 10tr cho chương trình 08 buổi. Chương trình tổ chức vào ngày 21/08. Lưu ý số 2 là bạn cần xác định đầy đủ (càng nhiều càng tốt các trở ngại sẽ gặp phải) Ví dụ: Các trở ngại của tôi là: Không có nhiều tiền, không có data khách hàng, không có email marketing, không có kênh social media, không có nhiều chứng thực khách hàng, không có partner, không có team hỗ trợ, không có sẵn quy trình chuyển hóa prospect thành khách hàng, không có nguồn traffic dồi dào và đáng tin cậy... Tôi có quen một người em gái làm đào tạo, mỗi tháng em tổ chức các chương trình chia sẻ miễn phí 5 buổi, và sau đó đều đặn mở lớp từ 12-15 học viên/chương trình. Điều em làm tốt là nuôi dưỡng khách hàng thông qua một chương trình dài ngày, từ đó giúp chuyển đổi tốt hơn. Tôi quan sát một học viện đào tạo AI, tổ chức workshop hàng tháng liên tục, họ chạy Ads và số người tham dự mỗi chương trình lên đến 200-300 người. Sau đó, họ bán khóa học 10tr/học viên. Điều họ làm tốt là chạy Ads để có số lượng học viên đầu vào đông, từ đó bán được cho nhiều người hơn. Như vậy, bước số 2 là quan sát cách người khác đã làm và rút ra những điều họ đã làm tốt. Bước 3: Phác thảo một số chiến thuật ban đầu. Từ các dữ liệu này, tôi nghĩ mình cần phải chạy Ads và tổ chức một workshop hoặc một chương trình chia sẻ. Tôi quyết định tổ chức một thử thách 07 ngày nhân đôi tập trung. Bước số 3 là: Thiết lập một số chiến thuật - và các bước hành động để thực hiện chiến lược đó. Như đã nêu ở bước 1, Trở ngại thường là những điều vượt quá khả năng, nguồn lực hiện tại (nhân sự, tiền, kiến thức, công nghệ....) Ta chưa có đủ, thiếu hoặc chưa tiếp cận được chúng ngay. Bước xác định trở ngại không quá khó, chỉ cần ta ghi xuống các câu hỏi xuất hiện ngăn cản ta hành động dễ dàng. Bạn có thể ghi các câu hỏi như What, How, Who ... Ví dụ như tôi sẽ ghi các câu hỏi như sau:
Lưu ý là bạn không cần trả lời bất kỳ câu hỏi nào, chỉ tập trung ghi câu hỏi. Bước 5: Tìm cách trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt. Ở bước này, ta sẽ ghi ra các câu trả lời cho càng nhiều câu hỏi càng tốt. Ví dụ như:
Trong trường hợp bạn không thể thể có câu trả lời cho một câu hỏi, có nghĩa là bạn đang đối diện với nhiều câu hỏi nhỏ khác. Thông thường là thiếu thông tin. Hãy ghi câu hỏi nhỏ như ví dụ sau:
Câu hỏi nhỏ:
Cứ như thế, bạn vừa trả lời các câu hỏi vừa ghi thêm các câu hỏi mới. Một số câu trả lời của bạn có thể là phỏng đoán. Bạn viết ra dựa vào trực giác. Đôi khi bạn viết trong mông lung, không chắc chắn. Vì thế, chúng cần trải qua 2 bài test sau đây. Bài test 1: Stress-test Bạn đem các câu hỏi và câu trả lời đã ghi đến gặp người có kinh nghiệm để kiểm tra. Họ sẽ cho bạn các insight quý giá, từ đó giúp tiết kiệm tiền và thời gian cho bạn. Đây là phương pháp tôi học từ sách Principle của Ray Dalio (một nhà chiến lược và đầu tư tài ba). Cần lưu ý 2 điều sau:
Bài test 2: Real test. Bạn đem tất cả các câu trả lời và thử nghiệm chúng trong thực tế. Sau đó tạo bộ lọc như sau: Is it work? -> Yes -> Take Note. (No -> Trash it). Nếu ý tưởng hiệu quả, ghi chú lại. Nếu không, loại bỏ ý tưởng đó. Bước 7: Ghi vào những điều hiệu quả, thiết kế Flywheel. Ghi tất cả các bước hoạt động hiệu quả thành 1 quy trình khép kín. Sao cho khi bạn hoàn thành bước cuối cùng, nó sẽ tạo ra nguồn lực để bạn hoàn thành bước 1 dễ dàng hơn. Ví dụ: Khi tôi có nhiều học viên hơn ở cuối chương trình, tôi đồng thời cũng dễ dàng có được học viên ở các chương trình sau thông qua việc thu thập chứng thực, và họ giới thiệu thêm học viên mới. Đó chính là Flywheel (chiếc chong chóng) của bạn, ban đầu mọi thứ chuyển động rất chậm, nhưng sau nhiều vòng quay, mọi thứ trở nên nhanh hơn và có thể khởi động một cỗ máy khổng lồ (như một chiến xe tăng) tiến về phía trước. Trên đây là 7 bước giải quyết vấn đề, mà tôi ghi chú lại hoàn toàn theo ý tưởng và kinh nghiệm cá nhân của mình. Bạn hãy thử áp dụng để kiểm tra hiệu quả trong thực tế. Ở bài sau, tôi sẽ viết thêm về tư duy của người giải quyết vấn đề. Làm sao chúng ta có thể lớn hơn vấn đề một cách nhanh nhất, để tự tin giải quyết chúng? Trong khi ta chưa hề có đủ nguồn lực, kinh nghiệm và thông tin. Câu hỏi: Vấn đề lớn mà bạn đang gặp phải là gì? Các trở ngại bạn gặp phải là gì? |
Gửi các bài viết mới nhất về email